Hướng dẫn kinh doanh phụ kiện điện thoại LÃI CAO TỪ A ĐẾN Z
Điện thoại thông minh đang ngày càng trở nên phổ biến hiện nay, theo thống kê, có đến 60% dân số nước ta có cho riêng mình ít nhất một chiếc điện thoại. Chính vì sự phổ biến của smartphone mà nhu cầu của người dùng về mặt hàng phụ kiện điện thoại cũng tăng lên đáng kể. Nếu bạn đang ấp ủ ý định lấn sân sang mặt hàng này, thì tham khảo ngay những hướng dẫn kinh doanh phụ kiện điện thoại lãi cao từ A đến Z sau đây của chúng tôi.
Xem thêm:
1. 2 hình thức kinh doanh phụ kiện điện thoại phổ biến nhất hiện nay
Hiện tại có 2 hình thức kinh doanh điện thoại phổ biến nhất là mở cửa hàng hoặc kinh doanh online, nếu bạn đang có ý định kinh doanh ngành hàng này thì trước tiên cần xác định được mình sẽ chọn hình thức nào là phù hợp.
Mở cửa hàng phụ kiện điện thoại: phù hợp với những ai có một nguồn vốn nhất định, muốn kinh doanh lâu dài, đồng thời người chủ cũng cần có hiểu biết về lập kế hoạch kinh doanh và có khả năng quản lý cửa hàng.
Kinh doanh online phụ kiện điện thoại: phù hợp với những ai chưa có nguồn tài chính, đầu tư ban đầu, chỉ thích hợp với kinh doanh nhỏ lẻ.
2. Ưu nhược điểm của hình thức kinh doanh mở cửa hàng và bán online
2.1. Mở cửa hàng
Với hình thức kinh doanh mở cửa hàng này sẽ có nhiều ưu điểm hơn như:
Tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng: với việc có cửa hàng cố định thì ngoài khách hàng mục tiêu là những người trẻ tuổi, có nhu cầu cao về các mặt hàng như ốp lưng, gậy tự sướng thì bạn còn có khả năng tiếp cận những đối tượng khác như những người trung tuổi, cao tuổi, những người sống gần địa điểm cửa hàng, hay thậm chí những khách vãng lai khác. Đây là ưu điểm vượt trội mà hình thức bán hàng online không thể có.
Khách hàng tin tưởng hơn vì có địa điểm cố định, rõ ràng. Tâm lý chung của khách hàng khi mua đồ chính là luôn tin tưởng những cửa hàng có địa điểm cố định hơn so với việc mua online mà không biết người bán là ai, ở đâu.
Khách hàng được trực tiếp đến cửa hàng để xem hàng và dùng thử vì thế họ sẽ có xu hướng mua dễ dàng hơn, tăng doanh thu cho cửa hàng.
Tuy nhiên hình thức này cũng có nhược điểm đó là:
Bạn cần có số vốn đầu tư ban đầu lớn hơn vì cần thêm chi phí thuê mặt bằng, chi phí duy trì hàng tháng, trang trí cửa hàng, thuê nhân viên, đăng ký kinh doanh, đóng thuế,..
Ngoài ra, việc mở cửa hàng tức là có quy mô lớn hơn so với bán hàng online, bạn sẽ cần nhập một lượng hàng lớn, phong phú và đa dạng hơn từ đó dẫn đến rủi ro cao hơn, rủi ro về việc hàng tồn kho, về việc nhập hàng không ổn định…
2.2. Bán online
Ưu điểm lớn nhất của hình thức bán hàng online là vốn đầu tư thấp hơn rất nhiều vì ngoài khoản tiền đầu tư nhập hàng thì bạn sẽ không mất thêm chi phí nào về thuê mặt bằng, thuê nhân viên, tiền đóng thuế, làm giấy phép, trang trí cửa hàng…
Tuy nhiên nhược điểm của hình thức này là khách hàng không tin tưởng bằng mua tại cửa hàng do không có địa điểm chính xác, khách không được trực tiếp thử và xem mẫu trước khi mua nên họ thường e ngại vấn đề sản phẩm không được như hình ảnh quảng cáo.
Đồng thời, bán hàng online sẽ tiếp cận được ít đối tượng khách hàng hơn, thường chỉ tiếp cận được khách hàng là những người trẻ, chỉ có bộ phận giới trẻ mới có sở thích và nhu cầu mua hàng online nhiều.
3. Các bước kinh doanh phụ kiện điện thoại
3.1. Chuẩn bị vốn đầu tư
Sau khi đã xác định được hình thức kinh doanh của mình, bạn cần chuẩn bị nguồn vốn đầu tư sao cho phù hợp, đồng thời cần có kế hoạch rõ ràng về các chi phí cần làm.
Với hình thức kinh doanh cửa hàng thì bạn cần ít nhất là 20 – 30 triệu đồng đầu tư ban đầu, trong đó cần lên kế hoạch chi tiết các khoản chi phí thuê mặt bằng là bao nhiêu, chi bao nhiêu tiền để sắm sửa trang trí cho cửa hàng, chi phí nhập hàng, chi phí thuê nhân viên…
Với hình thức kinh doanh online thì bạn chỉ cần khoảng 10 triệu đồng đầu tư ban đầu hoặc có thể ít hơn tùy thuộc vào quy mô buôn bán của bạn nhỏ hay lớn. Mức vốn này dùng để chi cho tiền nhập hàng đầu tiên, tiền chạy quảng cáo facebook, zalo để tiếp cận được khách hàng, tiền công thuê người ship hàng…
3.2. Chọn địa điểm kinh doanh phụ kiện thoại
Bước chọn địa điểm kinh doanh này chỉ áp dụng cho hình thức kinh doanh mở cửa hàng.
Bởi khách hàng mục tiêu của ngành hàng phụ kiện điện thoại này là những người trẻ, cập nhật xu hướng nhanh, có nhu cầu lớn về mặt hàng này, vì thế bạn nên chọn địa điểm quán là nơi đông dân cư, khu phố tấp nập sầm uất và tốt nhất nên chọn gần các trường đại học cao đẳng, trường trung học hay các khu ký túc có nhiều người trẻ.
Đặc biệt với mặt hàng phụ kiện điện thoại này thường khách hàng sẽ rất dễ thay đổi địa điểm mua, mức độ trung thành không cao mà khách hàng chỉ cần mức độ thuận tiện cao là đủ, vì thế nhất định bạn cần chọn địa điểm ở mặt đường, không chọn địa điểm là trong ngõ nhỏ, lắt léo…
Ngoài ra với kinh doanh phụ kiện điện thoại thì khách hàng thường không chọn hàng quá lâu, không cần ngồi chờ… vì thế nếu muốn tiết kiệm chi phí bạn hoàn toàn có thể chọn những mặt bằng có diện tích nhỏ. Tại các khu trung tâm tấp nập như phố cổ thậm chí các cửa hàng chỉ tầm 10 – 12 m2 mà vẫn tấp nập kẻ bán người mua.
3.3. Làm thủ tục đăng ký kinh doanh
Với hình thức mở cửa hàng kinh doanh thì bạn cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh thì mới được kinh doanh hợp pháp, nếu không có thể sẽ bị đóng mức phạt từ 5 – 10 triệu đồng.
Thủ tục làm giấy phép kinh doanh như sau:
- Bước 1: Gửi hồ sơ và Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến Phòng Kinh tế – Kế hoạch – UBND quận, huyện, thành phố nơi bạn đặt địa chỉ quán và nộp lệ phí đăng ký đầy đủ. Giấy đề nghị cần có đầy đủ Tên hộ kinh doanh, địa chỉ, địa điểm kinh doanh; Số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có); Ngành, nghề kinh doanh; Số vốn kinh doanh; Số lao động; Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực.
- Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và sẽ thông báo kết quả cho hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
- Bước 3: Sau khi được xét duyệt, bạn sẽ được nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Hoặc nhận thông tin cần sửa đổi, bổ sung trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo sửa đổi bổ sung.
3.4. Trang trí cửa hàng
Với hình thức mở cửa hàng, bạn cần mua sắm các kệ, giá hàng để trưng bày các sản phẩm phụ kiện điện thoại. Về hình thức bạn nên chia các mặt hàng như ốp lưng, dán mặt điện thoại, pin dự phòng, các loại gậy tự sướng, tai nghe…thành từng khu riêng biệt để thuận tiện cho khách hàng khi lựa chọn.
Ngoài ra đừng quên trang trí với ánh đèn lung linh cho các dãy kệ sản phẩm.
Cuối cùng mặt tiền, bảng hiệu bên ngoài cửa hàng cũng cần được trang trí thật nổi bật và bắt mắt để thu hút khách hàng.
3.5. Nhập hàng
Nhập hàng sẽ là bước tiếp theo mà bạn cần chú ý để có thể tối đa lợi nhuận cho cửa hàng.
Nguồn hàng: Để có thể lựa chọn cho mình một nguồn hàng đáp ứng được yêu cầu về mẫu mã đẹp, giá cạnh tranh, chất lượng đảm bảo, bạn nên đầu tư công sức để tìm đến lấy trực tiếp ở các chợ lớn, chợ đầu mối hoặc các chợ cửa khẩu… để lựa chọn nguồn hàng, vừa đa dạng mẫu mã vừa có giá thành thấp.
Nhập hàng: sau khi đã chọn được nguồn hàng, nhà cung cấp ổn định thì bạn tiến hành nhập hàng. Lưu ý rằng trong lần nhập hàng đầu tiên thì bạn không nên nhập quá nhiều hàng để tránh rủi ro cao. Đồng thời nên thỏa thuận thật kỹ với bên nhà cung cấp về các vấn đề như chiết khấu, hình thức vận chuyển, chất lượng sản phẩm, đền bù…
Thực chất hiện nay có rất nhiều cửa hàng kinh doanh phụ kiện điện thoại nhưng vẫn kết hợp với bán hàng online để mang đến doanh thu tối đa nhất. Hy vọng những hướng dẫn kinh doanh phụ kiện điện thoại lãi cao từ A đến Z trên đây của chúng tôi, sẽ giúp bạn định hướng được những bước đi của mình trong lĩnh vực kinh doanh siêu lợi nhuận này. Chúc bạn thành công!
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
SẢN PHẨM ĐÃ XEM
Bình luận bài viết