Kinh nghiệm mở cửa hàng phụ kiện điện thoại đầy đủ từ A đến Z mới nhất
Với các bạn đang muốn mở cửa hàng phụ kiện điện thoại có thể đang băn khoăn về nhiều vấn đề trong quá trình thực hiện. Thấu hiểu điều đó chúng tôi xin chia sẻ tất cả kinh nghiệm mở cửa hàng phụ kiện điện thoại đầy đủ từ A đến Z giúp bạn có thể gặt hái thành công lớn trong kinh doanh ngay sau đây
1. Chuẩn bị kỹ về kế hoạch mở cửa hàng và chi phí
- Có thể nói bước khởi đầu này sẽ quyết định sự thành bại của việc mở cửa hàng bán phụ kiện điện thoại, hãy làm nó thật tốt.
- Bạn cần dự đoán, lên kế hoạch các bước làm trong quá trình mở cửa hàng thật chi tiết và sát với thực tế của mình.
- Trong quá trình thực hiện kế hoạch có thể sẽ không chính xác hoàn toàn như bạn đã vạch ra tuy nhiên nếu đã có kế hoạch tốt và sát thực tế thì bạn vẫn có thể dễ dàng thay đổi để ứng phó với tình hình thực tế.
- Xác định nguồn vốn trong khả năng có thể, dù bạn chỉ có 20-30 triệu hay lên đến 300 – 500 triệu thì cũng cần đảm bảo nguồn vốn của mình ổn định trong suốt quá trình mở cửa hàng.
- Kế hoạch mở cửa hàng của bạn phải phù hợp với nguồn vốn, bạn không thể lên kế hoạch mở cửa hàng hoành tráng mà nguồn vốn xác định chỉ 30 40 triệu.
- Chi phí mở cửa hàng phụ kiện điện thoại sẽ chiếm gần 1 nửa số vốn kinh doanh ban đầu của bạn nên bạn cần chú ý cân đo đong đếm thật kỹ.
Bạn có thể xem thêm
- 10 bước lập kế hoạch kinh doanh phụ kiện điện thoại mới nhất
2. Xác định khu vực phù hợp để mở cửa hàng
- Bạn tất nhiên cần hiểu rằng khách hàng không muốn đi quá xa để mua những món phụ kiện, linh kiện điện thoại.
- Hãy lựa chọn địa điểm đặt cửa hàng để tạo cho khách hàng sự giao thông thuận tiện, đó thường là những tuyến phố nhiều người qua lại, xung quanh có mật độ dân cư đông.
- Khu vực đặt cửa hàng cũng không nên quá xa nơi bạn sống, vì bạn sẽ khó thành thạo đường đi, hiểu biết địa phương nếu đặt cửa hàng ở 1 nơi quá xa nơi bạn ở, chưa kể sự bất tiện trong việc đi lại hàng ngày xa xôi.
- Tốt nhất khu vực đặt cửa hàng không nên xa quá 10km kể từ nơi bạn sống hàng ngày
3. Xác định đối tượng mua hàng
- Sau khi chọn được khu vực đặt cửa hàng thì bạn cần nghiên cứu về các khách hàng sẽ đến mua hàng của bạn.
- Xác định đối tượng mua hàng là yếu tố quan trọng mà bạn nên làm tốt ngay từ đầu trong kế hoạch kinh doanh của mình.
- Hãy nghiên cứu và tìm hiểu về dân cư của vùng xung quanh địa điểm cửa hàng của bạn, xác định xem họ có độ tuổi trung bình là bao nhiêu, mức thu nhập cao hay thấp, xu hướng chi tiêu mua sắm ra sao… từ đó bạn có thể xác định được khách hàng mục tiêu của mình.
- Đối tượng mua hàng chủ yếu của ngành hàng phụ kiện này chủ yếu là nhóm đối tượng trẻ từ 16 đến 25 tuổi, những người sẵn sàng đầu tư và thay đổi các phụ kiện như ốp lưng, dán lưng… theo xu hướng mới.
4. Xác định mặt hàng sẽ kinh doanh
- Với cửa hàng bán phụ kiện điện thoại tất nhiên các mặt hàng kinh doanh của bạn sẽ rất đa dạng, chúng là những vật dụng như: ốp lưng, tai nghe, miếng dán điện thoại, gậy tự sướng,…
- Hãy tùy thuộc vào thị hiếu khách hàng, quy mô và nguồn vốn đầu tư bạn đã có từ các bước đầu tiên từ đó xác định các loại mặt hàng của mình là dạng cao cấp hay chỉ đơn thuần là những mẫu mã giá rẻ phong phú.
- Ngoài ra với một nguồn vốn lớn bạn cũng có thể đa dạng các sản phẩm mẫu mã của mình bằng những sản phẩm mới lạ hơn như: loa đài, kẹp điện thoại, dây treo điện thoại, bộ kích sóng, tay cầm chơi game… để thu hút nhiều khách hàng hơn.
- Tuy nhiên có một đặc tính mà bạn cần nắm rõ trước khi xác định mặt hàng kinh doanh đó là vòng đời của sản phẩm phụ kiện điện thoại thường khá ngắn. Đặc biệt là những sản phẩm như ốp lưng, khách hàng có thể thay ốp lưng vài tháng hay thậm chí vài tuần một lần vì đi theo xu hướng vì thế bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi nhập hàng.
5. Thuê mặt bằng
- Với ngành hàng phụ kiện này, nếu có khả năng về tài chính thì những vị trí tốt như mặt đường to, nằm trong trung tâm, khu vực dân cư đông đúc hoặc các chợ lớn như: chợ Xanh Cầu Giấy, chợ Phùng Khoang, chợ Đồng Xuân,…
- Phụ kiện là mặt hàng giá rẻ, thích hợp cho đối tượng trẻ nên chủ yếu được sinh viên ưa chuộng nhiều. Nếu không có điều kiện thuê shop ở đường chính thì có thể chọn trong ngõ nhưng đông dân cư, đông sinh viên thuê trọ cũng rất hợp lý.
- Về diện tích mặt bằng, hãy tùy thuộc vào quy mô của mình để tìm kiếm. Tại trung tâm thành phố có rất nhiều cửa hàng phụ kiện có diện tích rất nhỏ, chỉ khoảng 12 – 14 m2 vẫn có thể kinh doanh rất tấp nập, do đấy là vị trí nhiều người qua lại.
6. Đăng ký kinh doanh
- Đăng ký giấy phép kinh doanh là điều cần thiết với bất cứ ngành nghề nào, phụ kiện điện thoại cũng vậy, làm giấy phép kinh doanh khi bạn mở cửa hàng là điều bắt buộc theo đúng luật lệ hiện có của nhà nước.
- Hiện có nhiều chủ shop vẫn đang có tâm lý coi thường và không thực hiện đăng ký kinh doanh, sẽ dễ dẫn đến nhiều rắc rối trong quá trình hoạt động, đây là cách mở cửa hàng phụ kiện điện thoại 1 cách an toàn, hữu hiệu và còn tặng độ uy tín trong mắt hách hàng.
- Thủ tục đăng ký hiện nay cũng khá đơn giản, hoặc bạn có thể tìm hiểu các nơi trung gian làm “dịch vụ” để tiết kiệm công sức, thời gian.
Bạn có thể xem thêm
7. Trang trí cửa hàng
Việc trang trí trong khi mở cửa hàng kinh doanh phụ kiện điện thoại thì không cần quá cầu kỳ và tốn kém chi phí mà chỉ cần lưu ý những điều sau:
- Tìm mua các kệ trưng bày phụ kiện hoặc giá treo phụ kiện điện thoại giúp khách hàng ghé thăm cửa hàng có thể thuận tiện trong việc xem xét và lựa chọn các sản phẩm phụ kiện điện thoại ưng ý nhất.
- Nên phân loại các khu vực để các sản phẩm phụ kiện điện thoại khác nhau như ốp lưng, bao da, miếng dán cường lực hay pin sạc dự phòng giúp khách hàng nhanh chóng lựa chọn được sản phẩm cần thiết.
- Cuối cùng đừng quên thiết kế biển hiệu và trang hoàng cửa hàng thật bắt mắt hấp dẫn để giúp khách hàng biết đến cửa hàng kinh doanh của bạn.
- Chi phí trang trí tốt nhất không nên chiếm quá 20% vốn mở cửa hàng phụ kiện điện thoại của bạn.
8. Chọn nguồn hàng phụ kiện điện thoại giá sỉ
Hầu hết các sản phẩm phụ kiện điện thoại đều có giá thành rẻ, sự cạnh tranh về giá giữa các cửa hàng cũng là rất lớn, vì thế việc tìm được nguồn hàng giá cả hợp lý, chất lượng tốt và ổn định sẽ là yếu tố giúp bạn thành công đến 80% trong lĩnh vực kinh doanh này.
Trong việc chọn nguồn hàng bạn hãy tùy thuộc vào khả năng của bản thân mà lựa chọn các địa điểm nhập hàng sau:
- Chợ đầu mối: Một số chợ đầu mối phụ kiện điện thoại nổi tiếng mà bạn có thể tìm kiếm nguồn hàng như: chợ Kim Biên, chợ An Đông, hợ Trời (Hà Nội)… Đến những chợ này, bạn sẽ hoa mắt vì lượng hàng hóa khổng lồ, giá rẻ mà lại phong phú. Tuy nhiên, nhược điểm ở các chợ đầu mối là hàng tốt hàng nhái tràn lan khó phân biệt, nếu không có kinh nghiệm sẽ bị “chém giá”. Tốt nhất nên chọn người có kinh nghiệm đi cùng để tránh bị mua hớ nhé!
- Các chợ cửa khẩu như chợ Móng Cái, Lạng Sơn… đây là nguồn hàng được nhập về từ Trung Quốc nên giá thành cực kỳ rẻ, mẫu mã cực kỳ phong phú, chất lượng hàng cũng đa dạng từ thấp đến cao. Tuy nhiên việc nhập hàng xa sẽ khiến bạn mất công và chi phí đi lại, đồng thời cũng sẽ có khả năng cao bị rủi ro về nguồn hàng không ổn định.
- Đại lý buôn – sỉ: Bạn có thể tìm các nhà buôn sỉ phụ kiện điện thoại trên mạng, các diễn đàn lớn. Các nhà buôn, công ty bán buôn đều có website, fanpage riêng nên bạn dễ dàng liên hệ và trao đổi về giá cả, chính sách hợp tác. Nên tham khảo nhiều nguồn để có được giá cả hợp lý nhất.
- Cuối cùng, ngoài việc mua trực tiếp bạn cũng có thể tìm kiếm và đặt mua phụ kiện điện thoại qua các trang mạng như taobao, amazon… để nhập những mẫu hàng mới lạ tại các nước như Hàn, Nhật… để theo kịp hoặc đón đầu xu hướng và phục vụ khách hàng. Lấy hàng từ nước ngoài dễ chiếm được cảm tình của người tiêu dùng bởi không dễ bị đụng hàng. Hơn nữa, bán hàng phụ kiện điện thoại nhập từ nước ngoài có lợi nhuận siêu lớn.
9. Quảng cáo và tiếp thị
- Đây là khâu rất quan trọng trong các bước mở cửa hàng phụ kiện điện thoại, nó sẽ diễn ra trong suốt quá trình kinh doanh của cửa hàng.
- Nếu bạn muốn cửa hàng hoạt động hiệu quả và lâu dài thì bạn cần có kế hoạch quảng cáo bài bản. Những kế hoạch cần có là về các chương trình khuyến mãi, ưu đãi trong các dịp đặc biệt như khai trương, ngày lễ… để thu hút khách hàng.
- Ngoài việc lập website bạn nên lập thêm fanpage trên facebook và cả zalo, instagram. Cố gắng kết bạn với chính khách hàng của mình qua fanpage này, thường xuyên cập nhật mẫu mã sản phẩm mới, để có thể kích thích nhu cầu đổi mới phụ kiện làm đẹp cho chiếc điện thoại của họ.
Hiện Phụ kiện A Hải không chỉ cung cấp nguồn hàng phụ kiện như: bán buôn ốp điện thoại, sỉ tai nghe, củ sạc, sạc dự phòng, kinh cường lực… cho các shop bán lẻ mà còn có thể đưa ra cho các bạn mới khởi nghiệp những tư vấn mở cửa hàng phụ kiện điện thoại, linh kiện điện thoại mà chúng tôi đã tích góp sau hơn 12 năm kinh doanh.
Hãy đến với chúng tôi để nhận những lời khuyên về kinh doanh mặt hàng 1 vốn 4 lời.
Xem thêm: 12 điều CẦN THIẾT để kinh doanh phụ kiện điện thoại
Việc kinh doanh, mở cửa hàng chưa bao giờ là dễ, vì thế để có thể mở cửa hàng phụ kiện điện thoại phát triển bền vững và thành công, bạn nên có một kế hoạch rõ ràng và hãy cố gắng tham khảo chi tiết các kinh nghiệm của người đi trước. Chúc các bạn thành công.
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
SẢN PHẨM ĐÃ XEM
Bình luận bài viết