Thực hư về DUNG LƯỢNG THẬT của sạc dự phòng
Dung lượng thật của sạc dự phòng luôn thấp hơn dung lượng lý thuyết bởi nhiều lý do. Để biết đó là gì, bạn nhất định không thể bỏ qua bài viết dưới đây của Phụ kiện A Hải. Cùng chúng tôi đi tìm sự thật đằng sau những con số này và cách tính dung lượng thực tế nhanh nhất trước khi chọn mua một sản phẩm sạc dự phòng bất kỳ bạn nhé.
1. Dung lượng thật của sạc dự phòng
Hiểu đơn giản, dung lượng thật của một sản phẩm pin sạc dự phòng là phần trăm pin có thể sử dụng khi đèn tín hiệu báo mức pin đầy. Ví dụ, một sạc dự phòng có dung lượng là 15.000mAh, thì theo lý thuyết bạn có thể sạc được cho thiết bị di động có 2000mAh tầm 7 lần. Tuy nhiên, thực tế sử dụng không đạt được mức như vậy, số lần điện thoại nhận lượng pin từ sạc dự phòng sẽ từ 4 - 5 lần.
Nói tóm lại, dung lượng thật của pin sạc dự phòng khi sử dụng cho thiết bị điện tử khác luôn nhỏ hơn thông số lý thuyết ghi trên pin. Và đây hoàn toàn không phải nhà sản xuất nhầm lẫn hay gian dối khách hàng. Nguyên nhân cụ thể dẫn đến sai lệch này sẽ được chia sẻ ở phần sau.
Đa số pin sạc dự phòng có dung lượng thực tế khác với lý thuyết ghi trên vỏ sạc.
2. 5 Lý do dung lượng pin dự phòng không đủ 100% như thông số
Ngay cả khi bạn mua pin sạc dự phòng của những thương hiệu danh tiếng hàng đầu thế giới thì sản phẩm đó cũng không đủ 100% như thông số. Điều này bắt nguồn từ 5 lý do chính dưới đây.
2.1 Quy trình tăng áp
Đối với cell pin Lithium Polymer và Lithium Ion sẽ có mức điện áp được cố định là 3.7V. Trong khi đó, điện thoại di động lại cần đến dòng điện áp là 5V. Khi sạc, mạch sạc của pin dự phòng cũng sẽ điều chỉnh tăng từ 3.7V lên 5V. Chính quá trình này đã dẫn đến việc “sản sinh” ra lượng điện mới để sạc điện thoại và ảnh hưởng đến việc pin dự phòng không còn 100% pin như thông số.
Quá trình tăng áp khi sạc điện thoại động khiến điện năng hao hụt
2.2 Quy trình hạ áp
Ngược lại với tăng áp chính là hạ áp. Đó là khi mạch sạch được kích dòng lên mức 5V, cổng Micro-USB của pin sạc dự phòng hạ áp xuống còn 4.3V để đảm bảo an toàn và hạn chế các sự cố cháy nổ có thể xảy ra trong quá trình sử dụng do điện quá tải. Thông thường, quy trình hạ áp này sẽ tiêu hao khoản 5% lượng điện năng của một pin sạc dự phòng.
Quy trình hạ áp hạn chế rủi ro cháy nổ xảy ra trong quá trình sử dụng sạc dự phòng.
2.3 Vừa sạc vừa sử dụng
Rất nhiều nhà sản xuất pin sạc dự phòng đưa ra cảnh báo người dùng không nên vừa sử dụng vừa sạc pin dự phòng. Điều này không chỉ vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng pin sạc mà còn nguy cơ chập mạch, không an toàn cho người sử dụng.
Vừa sạc vừa sử dụng đồng nghĩa pin nạp và xả năng lượng cùng lúc, lâu ngày dẫn đến chai pin. Ngoài yếu tố an toàn, việc này còn dẫn đến việc điện năng thất thoát, không thể kiểm soát.
Không nên vừa dùng vừa sử dụng pin sạc dự phòng.
2.4 Nhiệt phát sinh khi hoạt động
Trong quá trình hoạt động, cả pin sạc dự phòng và thiết bị di động của bạn đều sẽ có hiện tượng phát sinh nhiệt. Nó là yếu tố ảnh hưởng đến việc năng lượng trong các cell pin bị hao hụt đáng kể. Chưa kể, với một số pin hỗ trợ sạc nhanh thì lượng nhiệt phát sinh càng lớn và nó làm hao hụt lượng lớn điện năng của pin sạc dự phòng.
Quá trình sử dụng dẫn đến lượng nhiệt thoát ra.
2.5 Sạc đồng thời nhiều thiết bị
Sạc cùng lúc 2 thiết bị ở cả hai cổng Output sẽ khiến cho dòng điện và hiệu thế sử dụng không đồng đều, dẫn đến hiện tượng pin bị hao hụt nhiều hơn, nhất là hai dòng khác nhau như 1A và 2A).
Sử dụng pin sạc nhiều thiết bị cùng lúc sẽ dẫn đến hao hụt điện năng nhanh chóng.
3. Hướng dẫn tính dung lượng thật của sạc dự phòng
Để biết dung lượng thật của pin sạc dự phòng bạn đang sử dụng là bao nhiêu, có thể áp dụng 1 trong hai cách tính đơn giản dưới đây:
3.1 Cách 1: Dùng trực tiếp đồng hồ kế tính
Đây được xem là cách kiểm tra dung lượng thực tế của pin sạc dự phòng chính xác nhất hiện nay. Các bước thực hiện đơn giản như sau:
- Bước 1: Sạc pin đầy full 100%
- Bước 2: Sạc lại cho thiết bị di động khi pin dự phòng thông báo hết năng lượng.
- Bước 3: Dùng đồng hồ để đo dung lượng sạc dự phòng lúc này
3.2 Cách 2: Áp dụng công thức tính
Phương thức này có thể khiến bạn tốn chút ít thời gian và cần đến số liệu của pin sạc dự phòng. Cụ thể công thức:
Dung lượng khả dụng= [Dung lượng tổng x 3.7v x Hiệu suất chuyển đổi(%)] / 5v
Trong đó:
- Dung lượng khả dụng có đơn vị tính là mAh
- Dung lượng tổng (đơn vị tính là mAh) và 3.7v là thông số dung lượng mà nhà phát hành cung cấp trên vỏ của pin sạc dự phòng
- 5v là thông số Volt sạc pin dự phòng
- Hiệu suất chuyển đổi: Với pin mới là 80 - 90% và giảm dần đối với pin đã qua nhiều lần sử dụng. Nó thay đổi và phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động khác như môi trường, độ hao mòn, độ chai pin do sạc chưa đúng cách, vừa dùng vừa sạc, dây cáp không chuẩn, củ sạc không phù hợp…
Ví dụ: Pin dự phòng Xiaomi có dung lượng kỹ thuật là 20.000mAh và có hiệu suất chuyển đổi là 80% thì ta có: Dung lượng khả dụng = (20.000 x 3.7 x 80%)/5V = 11.840 mAh. Và nếu dung lượng điện thoại của bạn là 3.100mAh thì có thể sạc được khoảng 3 lần.
Tính dung lượng thực tế của pin sạc dự phòng nhanh chóng thông qua 2 cách phổ biến.
Như vậy, Phụ kiện A Hải vừa cùng bạn tìm ra nguyên nhân dung lượng thật của sạc dự phòng thấp hơn thông số lý thuyết và hướng dẫn cách tính dung lượng khả dụng nhanh chóng. Với những thông tin hữu ích trên đây, hy vọng bạn có thể sử dụng pin sạc dự phòng tốt hơn và chọn mua cho mình sản phẩm có dung lượng thực thế phù hợp.
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
SẢN PHẨM ĐÃ XEM
Bình luận bài viết